Văn hóa làm việc của người Nhật có rất nhiều điều đáng để học hỏi, nhất là tác phong làm việc chỉn chu, nghiêm túc và không ngừng cống hiến vì lợi ích chung của tập thể. Đó là lý do tại sao các phương pháp làm việc có nguồn gốc từ Nhật Bản như 5S, KAIZEN, IKIGAI,.. lại được truyền bá rộng rãi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm đặc biệt, đáng học hỏi trong văn hóa làm việc của người Nhật
Table of Contents
Văn hóa đúng giờ
Ở Nhật Bản, mọi người đều vô cùng coi trọng và đề cao giá trị của chữ ‘kao’, tức là thể diện, trong đó bao gồm sự tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị trong xã hội.
Đặc biệt trong đó phải kể đến thể diện của từng cá nhân trước tập thể hay cộng đồng, vì vậy trong mỗi cuộc hẹn hay buổi làm việc, người Nhật luôn có văn hóa đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn.
Việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp khi cam kết chất lượng công việc của mỗi người trong một tập thể.
Trang phục lịch sự
Ăn mặc lịch sự không chỉ giúp bản thân thêm gọn gàng, chỉn chu trong công việc mà còn đánh ra sự chuyên nghiệp của cả doanh nghiệp. Những đối tác, khách hàng sẽ nhìn vào phong thái và trang phục của nhân viên để đánh giá bộ mặt của công ty đó.
Trang phục lịch sự trong văn phòng thường bao gồm áo sơ mi, áo vest, quần âu và giày da. Nam giới thường mặc quần âu và vest và đeo cà vạt. Phụ nữ thường mặc váy hoặc đầm lịch sự và mặc vest hoặc áo khoác. Luôn đảm bảo trang phục gọn gàng, sạch sẽ và chỉnh chu.
Ngoài việc chú ý đến trang phục, các chi tiết như tóc và móng tay cũng được chú ý. Các trang phục có màu quá sặc sỡ hoặc quá nổi bật thường hạn chế, thay vào đó hãy sử dụng màu sắc trung tính và màu đen. Tuy vậy, nhưng văn hóa trang phục này cũng có thể thay đổi tùy theo loại công việc cụ thể và môi trường làm việc.
Luôn làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc
Trong phong cách làm việc của người Nhật Bản, tính kỷ luật và nguyên tắc luôn đặt lên trên hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
Những thành công của người Nhật qua sự phát triển kinh tế thần kì và bền vững ở những năm qua chính là nằm ở những nguyên tắc, quy định nhằm tạo ra sự tập trung và thống nhất cao trong công việc.
Văn hóa làm ra làm, chơi ra chơi
Đây là một nguyên tắc có lẽ mà nhiều người cần phải áp dụng cho bản thân vào công việc bởi lẽ công việc sẽ hiệu quả rất nhiều nếu dành hết thời gian, công sức vào nó thì mới đạt được kết quả cao nhất.
Còn việc thư giãn nghỉ ngơi cũng rất cần thiết, đây là một cách để ta lấy lại năng lượng và hồi phục cơ thể để có thể bắt đầu làm việc tiếp. Tuy nhiên, đây lại là hai việc hoàn toàn khác nhau, nếu một lúc đồng thời thực hiện cả hai sẽ gây ra phản tác dụng và khiến công việc trở nên sa sút hơn.
Tôn trọng quyết định của mỗi cá nhân
Thành công của người Nhật chính là sự hợp tác, làm việc của cả đội nhóm và họ cũng quan niệm rằng sẽ không có thành công nếu không có sự thống nhất, đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm đối với công việc chung.
Người Nhật rất đề cao việc cả nhóm có thể làm việc cùng nhau để tạo nên thành công, quá trình đó dù có thể xảy ra nhiều tranh cãi hoặc chậm hơn nhưng giá trị của sự đoàn kết và hợp tác là rất quan trọng.
Điều này thể hiện ở cách ăn nói, cư xử và hành động của mỗi người Nhật Bản trong cuộc họp, trao đổi giữa những đối tác.
Luôn luôn nỗ lực
Người Nhật luôn coi trọng sự cố gắng, nỗ lực trong thời gian dài hơn những sự bứt phá, xuất sắc trong một thời điểm cụ thể nào đó. Nỗ lực và học hỏi không ngừng chính là cách để bản thân mỗi người vươn lên phát triển một cách thật sự bền vững.
Bên cạnh đó người Nhật khi đánh giá ai đó thường dựa vào quá trình làm việc, cống hiến trong thời gian dài chứ không bị vẻ bề ngoài chi phối.
Gắn bó lâu dài với công việc
Cống hiến hết mình là văn hóa làm việc của người Nhật rất đáng học hỏi. Không hiếm người lao động Nhật Bản chỉ làm việc cho một công ty duy nhất từ khi mới ra trường cho đến khi nghỉ hưu.
Khi đã quyết định làm công việc gì, người Nhật sẽ theo đuổi công việc đó đến cùng. Hoặc làm nó tới khi về hưu bởi một người khi làm công việc nào đó trong khoảng thời gian dài và liên tục, thường xuyên sẽ trở nên thành thục và đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Nói giảm, nói tránh
Người Nhật luôn có xu hướng hạn chế sự đối đầu hay hiềm khích lẫn nhau cả trong lời nói hay hành động. Chính vì thế thay vì nói “Không được” họ sẽ dùng những từ ngữ khác để biểu đạt ý cần nói của mình sao cho người nghe có thể dễ dàng chấp nhận và không quá đau buồn. Trong từng lời nói họ rất chú ý để không làm người khác phật ý hay bực bội, khó chịu.
Văn hóa xin lỗi và cách tư duy của người Nhật
Ở Nhật Bản, lời xin lỗi được mọi người sử dụng rất thường xuyên ở trong mọi hoàn cảnh. Câu nói “xin lỗi” đã dần trở thành câu cửa miệng và hình thành lên văn hóa xin lỗi của người Nhật.
Đôi khi mọi người đều rất ngại lời xin lỗi đối với nhau nhưng ở Nhật họ sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm mà mình gây ra dù vô tình.
Đây cũng thể hiện sự sẵn sàng nhận lỗi và sửa sai, nhờ vậy mà thay vì trốn tránh trách nhiệm của mình, họ sẽ có thêm nhiều cơ hội học hỏi và cố gắng ở những lần sau đó.
Trên đây là 9 nét đặc trưng trong văn hóa làm việc của người Nhật Bản, hy vọng qua đây các bạn có thể học hỏi được cho mình những kinh nghiệm để phát triển bản thân cũng như nâng cao hiệu quả làm việc cho công việc của mình.
Du học nhật bản