Lễ hội truyền thống Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với những cảnh đẹp tuyệt vời và những lễ hội truyền thống hấp dẫn. Nếu bạn đã đến đất nước xinh đẹp này một lần, tại sao không thử trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc? Để có thể hiểu thêm về đất nước này, hãy cùng Life tìm hiểu một số những lễ hội truyền thống Nhật Bản đặc sắc không thể bỏ lỡ.

Table of Contents

Lễ hội Đèn lồng Nagasaki

Lễ hội Đèn lồng Nagasaki được tổ chức vào 15 ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Nagasaki, bắt nguồn từ một lễ hội nhỏ đón tết âm lịch của những người Trung Quốc định cư ở đó, là một trong những lễ hội ở Nhật Bản thu hút nhiều du khách. Lễ hội ban đầu chỉ được tổ chức trong Phố người Hoa, nhưng gần đây nó đã phát triển và thu hút du khách nước ngoài và người dân Nhật Bản.

 

Lễ hội Nagasaki đã thu hút du khách vì nó giống như một sân khấu khổng lồ với ánh sáng và âm nhạc. Bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh bao gồm hơn 15.000 chiếc lồng đèn lớn nhỏ. Hơn triệu du khách đã đến Nagasaki vào dịp tết âm lịch để tham dự Lễ hội Đèn lồng để ngắm nhìn các màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật và các sự kiện khác như Ja-odori, bao gồm múa rồng, múa lân và biểu diễn thay đổi mặt nạ. Khi đến Nhật Bản, bạn nên tham dự lễ hội này.

Lễ hội hoa anh đào Hanami

Hanami là lễ hội truyền thống hoa anh đào được diễn ra vào khoảng cuối tháng 3 đến tháng 5 hàng năm – đây là thời điểm hoa anh đào nở rỗ đẹp nhất khắp đường phố Nhật Bản.

Lễ hội Hoa anh đào là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản. Nó không được tổ chức ở một địa điểm cụ thể, vì nó được tổ chức theo thời tiết của mùa hoa anh đào ở Nhật. Hơn nữa, vì hoa anh đào sẽ nở rộ trước ở miền Nam rồi nở rộ ở phía Bắc, nên lễ hội Hanami sẽ được tổ chức ở khắp nước mặt trời mọc.

Trong tiếng Nhật, “Hana” có nghĩa là hoa và “mi” có nghĩa là ngắm nhìn, vì vậy Hanami là một lễ hội nơi mọi người có thể ngắm nhìn và thưởng lãm những loại hoa xinh đẹp. Lễ hội Hoa anh đào vẫn được tổ chức hàng năm ở Nhật Bản, mặc dù nó đã được tổ chức từ hàng nghìn năm trước. Người dân sẽ tụ tập lại để trò chuyện, ăn uống và ngắm hoa anh đào với gia đình vào thời điểm này, khi tiết trời có chút nắng và se se lạnh. Ngoài ra, đây là thời điểm tuyệt vời để ngắm nhìn Nhật Bản xinh đẹp, lãng mạn và yên bình.

Lễ hội Tenjin

Lễ hội Tenjin được diễn ra vào khoảng cuối tháng 6 đến cuối tháng 7. Một trong ba lễ hội lớn nhất ở Nhật Bản là Lễ hội Tenjin, hay còn được gọi là Tenjin Matsuri ở tỉnh Osaka. Đây là một lễ hội được tổ chức cả trên đất liền và trên biển với những màn pháo hoa rực rỡ. Lễ hội kéo dài gần một tháng, nhưng sự kiện chính chỉ diễn ra vào ngày 2 và 24 và 25 tháng 7.

Tenjin Matsuri được coi là một lễ hội truyền thống có hơn một nghìn năm lịch sử, hiện thu hút hơn một triệu người đến tham dự. Đây được coi là lễ hội lớn nhất ở Osaka và vào thời điểm đó, hơn 5000 pháo hoa và 100 chiếc thuyền được thắp cháy để rước lễ, tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ ấn tượng đến du khách trong và ngoài nước. Đây là lễ hội không thể bỏ lỡ nếu bạn đang ở Nhật Bản cụ thể ở Osaka.

Lễ hội Gion

Tại đền cổ Yasaka, nằm giữa hai quận Gion và Higashiyama, Lễ hội Gion, còn được gọi là Gion Matsuri, là một lễ hội lớn ở Kyoto. Lễ hội được diễn ra vào tháng 7. Lễ hội Gion có từ năm 869, khi Thiên hoàng tổ chức một lễ hội để thờ phụng các vị thần và hy vọng dịch bệnh sẽ kết thúc. Từ năm 970 đến nay, lễ hội vẫn được tổ chức hàng năm. Do đó, lễ hội nằm trong số những lễ hội lâu đời nhất và lớn nhất của Nhật Bản.

Nổi tiếng nhất là lễ rước kiệu vào ngày 17 và 24 tháng 7, cũng như những lễ hội nhỏ “yoiyama” diễn ra vào những đêm trước đó. Bạn sẽ được trang phục trong những chiếc Kimono tuyệt đẹp để tham dự lễ hội và dạo quanh khu phố thưởng thức âm nhạc truyền thống Gion-bayashi. Kyoto, với không gian cổ kính và truyền thống, chắc chắn là nơi bạn có thể trải nghiệm rõ nhất các giá trị văn hóa Nhật Bản.

Lễ hội Nón hoa Hanagasa

Lễ hội Nón hoa Hanagasa được diễn ra tại thành phố Yamagata vào khoảng đầu tháng 8. Tuy không có lịch sử lâu đời như những lễ hội khác, Hanagasa Matsuri vẫn được coi là một trong năm lễ hội lớn nhất ở vùng Đông Bắc Nhật Bản. Lễ hội bắt đầu được tổ chức vào năm 1964 với những chiếc nón có hoa nhân tạo.

Lễ hội Hanagasa có khoảng 100 nhóm vũ công và khoảng 10.000 người tham gia biểu diễn cùng một trang phục. Một biểu tượng của vùng Yamagata, nón Hanagasa với những cây rum thơm được đặt trên đầu họ. Hơn 1 triệu người sẽ tham dự cuộc diễu hành, sẽ đi qua hết trục đường chính của thành phố Yamagata. Điệu nhảy với nón hoa đã thay đổi rất nhiều trong thời hiện đại. Trước đây, nó được thể hiện bởi những vũ công biểu diễn đồng điệu đẹp mắt, nhưng hiện tại nó mang vẻ tự do hơn và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, chung quy lại, những động tác được thực hiện với nón Hanagasa.

Lễ hội Múa Awa Odori

Awa Odori Matsuri là lễ hội lớn nhất ở Nhật Bản vì nó thu hút rất nhiều người tham gia biểu diễn. Năm 1586, khi khánh thành lâu đài Tokushima, người dân say rượu đứng lên và nhảy múa theo điệu nhạc Awa Odori. Hiện tại, Lễ hội Múa Awa Odori không chỉ diễn ra ở Tokushima nữa mà còn diễn ra trên khắp Nhật Bản, thậm chí là Tokyo vào khoảng giữa tháng 8.

Bạn sẽ cảm nhận được những màn trình diễn đẳng cấp từ các nhóm vũ công (Ren) tại lễ hội Awa Odori. Những điệu nhảy của nam giới thường sôi động và sôi động hơn, trong khi những điệu nhảy của nữ giới thường nhẹ nhàng và linh hoạt hơn. Bạn không chỉ có thể thưởng thức những điệu nhảy độc đáo mà còn có thể chiêm ngưỡng các trang phục truyền thống của người Nhật Bản. Do đó, khi đến Nhật Bản, bạn phải tham dự Awa Odori Matsuri.

Lễ hội đêm Chichibu

Lễ hội Chichibu là một lễ hội mùa đông ở tỉnh Saitama của Nhật Bản được diễn ra vào đầu tháng 12. Đây là một trong ba lễ hội lớn nhất ở Nhật Bản và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa dân tộc vô hình quan trọng của Nhật Bản.

Đây là lễ hội lớn duy nhất được tổ chức vào mùa đông, khác với các lễ hội khác. Đèn lồng được làm bằng giấy làm cho bầu không khí của Saitama trở nên sôi động và rực rỡ trong mùa đông Nhật Bản. Màn trình diễn pháo hoa sáng rực cả bầu trời sẽ diễn ra vào cuối lễ hội. Khi đến Nhật Bản vào mùa đông, đây là một lễ hội hấp dẫn đối với những du khách nước ngoài.

Đừng bỏ lỡ thông tin được Life cập nhật ở trên để có thể tận hưởng những phút giây quan trọng và hiểu rõ hơn về lễ hội truyền thống của Nhật Bản! Chúc bạn có một chuyến tham quan tuyệt vời và khó quên khi đến với xứ sở hoa anh đào Nhật Bản.

 

 

 

 

 

 

Mẹo đếm số trong tiếng Nhật nhanh chóng, dễ nhớ

Table of Contents

Cách đếm số trong tiếng Nhật chính xác và đầy đủ nhất

Cách viết và phát âm các số từ 1 – 10:

Số đếm

Cách phát âm

Cách viết

0

rei/ zeroゼロ

1

ichiいち
2ni

3

san

さん

4

yonよん

5

go

6

roku

ろく

7nana

なな

8

hachiはち

9

kyuu

きゅう

10juu

じゅう

Hãy học thật kĩ cách viết và cách phát âm các số từ 1 tới 10. Nếu bạn đã nhớ kỹ điều này, chúc mừng bạn, việc học các số tiếp theo sẽ trở nên vô cùng đơn giản.

Cách viết và phát âm các số từ 11 – 99 

Cách nói và viết số đếm tiếng Nhật khá giống với cách viết và nói tiếng Việt Nam, điều này sẽ giúp việc học đếm số tiếng Nhật trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Ví dụ:

Trong tiếng Việt, để phát âm số 11 chúng ta sẽ kết hợp phát âm giữa số 10 (“mười”) và số 1 (“một”) ( để trở thành số “mười một”). Vậy trong tiếng Nhật, số 11 = juu (10) + ichi (1). Cách viết cũng tương tự như tiếng Việt, kết hợp cách viết số 10 (じゅう) và số 1 (いち) chúng ta được số 11 (じゅういち).

Đối với các số từ 20 trở đi, trong tiếng Việt chúng ta viết là “hai mươi” thì tiếng Nhật được viết “じゅういち”, tức là kết hợp に (2) và じゅう (10).

Kết hợp các số tương tự theo công thức trên ta được cách viết và cách phát âm số đếm từ 1 đến 99.

Số đếm

Cách phát âm

Cách viết

11

juu + ichi

じゅういち

12

juu + ni

じゅうに

13juu + san

じゅうさん

20

ni + juu

にじゅう

21

ni + juu + ichi

にじゅういち

22

ni + juu + ni

にじゅうに

….

30

san + juuさんじゅう

31

san + juu+ ichiさんじゅういち

32

san + juu + niさんじゅうに

97

kyuu + juu + nanaきゅうじゅうなな

98

kyuu + juu + hachi

きゅうじゅうはち

99kyuu + juu + kyuu

きゅうじゅうきゅう

Cách viết và phát âm các số từ 100

Đối với từ vựng tiếng Nhật, 100: hyaku (được viết là “ひゃく”), có một lưu ý là đối với số 100, chúng ta không thêm số 1 (ichi).

Trong tiếng Việt, các số có hàng chục là “0”, khi nói hoặc viết cần thêm chữ “linh” để chỉ số 0 đó, chẳng hạn 101 sẽ được viết “một trăm linh một” và phát âm đúng như thế.

Nhưng trong tiếng Nhật 101 sẽ chỉ là “ひゃくいち”và được phát âm là “ hyaku ichi” (để dễ nhớ bạn có thể nhớ nó là “trăm (100) một (1)” (hãy nhớ trong tiếng Nhật 100 không được viết hay phát âm số 1 (ichi)).

Nhìn chung, các số khác có cấu trúc viết và phát âm hoàn toàn giống với cấu trúc tiếng Việt. Ví dụ, 111 (một trăm mười một) có phát âm tiếng Nhật là “hyaku (một trăm) + juu (mười) + ichi (một)” và viết “ひゃくじゅういち”.

Dưới đây cách viết và cách phát âm cách số từ 100 – 999:

Số đếmCách phát âm

Cách viết

100

hyakuひゃく

101

hyaku + ichi

ひゃくいち

111hyaku + juu + ichi

ひゃくじゅういち

200

ni + hyakuにひゃく

201

ni + hyaku+ ichi

にひゃくいち

211ni + hyaku + juu + ichi

にひゃくじゅういち

997

kyuu + hyaku + kyuu + juu + nanaきゅうひゃくきゅうじゅうなな

998

kyuu + hyaku + kyuu + juu + hachi

きゅうひゃくきゅうじゅうはち

999kyuu + hyaku + kyuu + juu + kyuu

きゅうひゃくきゅうじゅうきゅう

Trên đây là kiến thức cơ bản cũng như công thức giúp bạn có thể học cách đếm số trong tiếng Nhật một cách đơn giản nhất. Trong tiếng Nhật, khi nói và viết số đếm có một số ngoại lệ, bạn có thể học chúng thông qua các bài viết tiếp theo của LIFE nhé!

 

Nguyên tắc học 3 bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh chóng, hiệu quả

Tiếng Nhật là một loại ngôn ngữ có sự ảnh hưởng và khá giống so với tiếng Trung Quốc. Chính vì vậy hệ thống kí tự chữ cái của tiếng Nhật cũng đa dạng và phức tạp không kém. Theo đánh giá ghi nhận từ các nghiên cứu thì tiếng Nhật thuộc top ngôn ngữ khó thứ 3 trên thế giới.Top 10 ngôn ngữ Khó Học nhất thế giới | Có tiếng Việt không?

Vì nếu chúng ta học ngôn ngữ Nhật Bản, chúng ta không chỉ phải học một bảng chữ cái duy nhất mà có tới 3 loại bảng chữ cái khác nhau: Hiragana, Katakana, Kanji và hệ thống chữ cái Latinh là chữ Romaji. Mời bạn cùng tham khảo các mẹo học 3 bảng chữ cái tiếng Nhật cùng Life.

Table of Contents

Tổng quan về các bảng chữ cái tiếng Nhật

Tuy nhiên, với những người có nhu cầu đi du học Nhật Bản hoặc xuất khẩu lao động, hai bảng chữ cái chính cần học là Hiragana và Katakana. Thông thường để có thể nhớ được hết 2 bảng chữ cái này, chúng ta cần mất khoảng từ 3 đến 4 tuần (trong trường hợp không bận rộn các việc khác và dành nhiều thời gian để học).

Nguyên tắc học thuộc các bảng chữ cái tiếng Nhật

Có 4 nguyên tắc chính để chúng ta có thể học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh và hiệu quả hơn:

Nguyên tắc 1: Ghi nhớ bằng hình ảnh

Theo quy luật trí nhớ của con người, những hình ảnh màu sắc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày có khả năng được lưu giữ nhanh hơn những từ ngữ xa lạ thông thường (Hiệu ứng ưu thế hình ảnh). Vì vậy, việc mã hóa những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana thành những hình ảnh thú vị là một biện pháp hoàn hảo để việc học đạt được kết quả tốt hơn.

Chẳng hạn, あ (a) bạn có nhận thấy nguyên âm này rất giống chiếc “ăng ten” không. Như vậy, khi nhắc đến “ăng ten” bạn có thể nhớ đến cách viết và phát âm của あ.

Nguyên tắc 2: Viết càng nhiều càng tốt

Hiện nay, có một số nơi nói rằng, việc luyện viết là không cần thiết do hầu hết việc giao tiếp giữa người với người là thông qua máy tính, thông qua việc gõ bàn phím. Nhưng tôi không cho rằng việc đó là đúng, việc luyện viết trên giấy sẽ giúp chúng ta ghi nhớ các nét chữ một cách tốt hơn.

Thay vì việc chỉ học thông qua một giác quan là thị giác thì việc kết hợp nhiều loại giác quan sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn. Vì vậy tôi cho rằng, kết hợp nhìn, nói, nghe, viết là điều cần thiết nếu bạn muốn học ngoại ngữ tốt hơn.

Nguyên tắc 3: Luyện nói mọi lúc mọi nơi

Đam mê sẽ tạo nên kết quả tốt khi nó đi cùng sự rèn luyện kiên trì. Hãy học mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi: trong lúc nấu ăn, trong khi làm việc nhà, ngồi trên xe bus,…. Sự rèn luyện liên tục sẽ giúp tiếng Nhật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn với chúng ta.

Nguyên tắc 4: Luyện tập 

Trong một bài viết khác của mình, tôi đã giải thích với các bạn cơ chế tâm lý của nguyên tắc này, rằng luyện tập thì giúp việc học đạt được hiệu quả như thế nào và tại sao luyện tập lại quan trọng như thế khi học ngôn ngữ.

  • Hãy luôn nhớ rằng, việc luyện tập sẽ gọi nhớ những gì đã được học và việc luyện tập giúp bạn tăng cường những dấu vết về những gì đã được học trong vỏ não. Bạn càng nỗ lực, càng cố gắng để nhớ một điều gì đó thì các xung thần kinh trên vỏ não càng được kích thích mạnh hơn, và bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn.

Bảng chữ cái Hiragana

Hiragana là loại chữ đầu tiên được người Nhật Bản dạy cho trẻ em. Đây là loại chữ mềm, thông dụng nhất.

Trong quá khứ, người Nhật đã vay mượn chữ tiếng Hán để sử dụng, nhưng khi sử dụng lại có một số hạn chế phá sinh. Tiếng Hán thường sử dụng từ đơn âm, trong từ vựng tiếng Nhật, phải ghép nhiều âm tiết mới trở thành một từ có nghĩa, bên cạnh đó, họ cũng chia ra thành các thì khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai).

Do phức tạp như vậy, nên cần dùng thêm chữ Hiragana để làm rõ nghĩa hơn. Các chữ trong bảng chữ cái Hiragana có kí tự âm thuần túy và chúng chỉ có một cách đọc duy nhất. Do đó, Hiragana đã được sử dụng để làm chức năng ngữ pháp, biểu thị mối quan hệ và biểu thị các chức năng trong câu của các chữ Hán được mượn.

Vì Hiragana gồm các nét uốn cong lượn, do đó Hiragana còn được gọi là chữ mềm.

Cách phát âm bảng chữ cái Hiragana

Trước khi học cách đọc tiếng Nhật, chúng ta cần bắt đầu từ việc học các phát âm từng âm tiết cơ bản trong bảng chữ cái Hiragana. Cách phát âm liên quan trực tiếp đến khả năng nghe và nói của bạn sau này. Và chỉ khi chúng ta phát âm đúng chúng ta mới có thể nghe và nói chính xác.

Hàng 1 – Nguyên âm

Trong tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ (a), い (i), う (u), え (e), お (o). Đây là hàng đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất trong bảng chữ cái Hiragana. Về cơ bảng các nguyên âm này đều được đi kèm với các phụ âm khác.

  • い (i) có cách đọc tương tự như cách phiên âm, nó vẫn được phát âm là “i” tương tự như tiếng Việt. Tức là い (i) được phát âm giống với chữ “i” trong từ “xuyến chi” hay “hòn bi”. Bạn có thể nhận thấy các nét trong âm い khá giống với cách viết chữ “i” phải không nào? Đó là cách để bạn nhớ nguyên âm này đó.
  • あ (a) sẽ được phát âm nhẹ hơn một chút. Trong Hiragana âm お (o) nhìn khá giống あ (a), những bạn mới học tiếng Nhật sẽ rất dễ nhớ nhầm hai từ này. Một cách để phân biệt cũng như ghi nhớ chúng tốt hơn bạn hãy để ý kỹ cách viết của hai âm này. Với あ (a) bạn sẽ nhận thấy có một hình tam giác nằm chính giữa từ, giúp bạn có thể liên tưởng đến chữ “A”, trong khi đó お (o) lại không có, nó chỉ có một hình trong nằm góc trái.
  • お (o) có cách phát âm hơi lái chữ “ô” trong từ “ô tô” hoặc “phô bày”, nếu khi bạn viết chữ ra giấy bạn sẽ nhận thấy dường như âm tiết này có hai chữ “o” lồng vào nhau. Đó chính là cách để bạn nhớ tốt hơn
  • う (u) thì khi phát âm sẽ có khẩu hình miệng chữ u nhưng âm thoát ra thành tiếng lại là ư, nên khi nghe, う (u)  sẽ có vẻ lai giữa u và ư. Với う (u) , bạn dễ dàng nhận thấy có một chữ “u” nằm ngang xuất hiện trong cách viết của âm tiết này.
  • え (e) cũng được phát âm tương tự như う (u)  , âm thanh được phát ra lai giữa e và ê, giống như chữ “ê” trong “con bê” hoặc “chê bai” vậy. Một số người học tiếng Nhật nói rằng họ ghi nhớ chữ này bằng cách liên tưởng đến một con chim có lông mào trên đầu.

Hàng 2: Hàng “K”

Hàng tiếng theo trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana là hàng ‘k”. Để phát âm hàng này bạn chỉ cần ghép phụ âm “k” với các nguyên âm hàng 1, như vậy ta được các từ か (ka), き (ki), く(ku), け (ke), こ (ko).

Hàng 3: Hàng “S”

Hàng tiếp theo trong Hiragana là hàng “s”. Tương tự như “k”, “s” sẽ được kết hợp với các nguyên âm để tạo ra hàng này. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là hàng “s” có một trường hợp ngoại lệ. Khi đi với “i”, ta sẽ có cách phiên âm là “shi” nhưng khi đọc lại khá giống “she” trong tiếng Anh.

Hàng 4: Hàng “T”

Hàng “t” là hàng thứ tư chúng ta cần học trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana. Trong hàng này chúng ta cũng có hai trường hợp đặc biệt là ち (chi) và つ (tsu). Tức là khi đọc chúng ta không kết hợp “t” với các nguyên âm để được “ti” và “tu” mà chúng ta sẽ được hai chữ khác là ち (chi) và つ (tsu).

Như vậy, trong hàng “t” chúng ta có: た(ta) – ち(chi) – つ(tsu) – て(te) – と(to). Lưu ý, mặc dù た; と được phiên âm là “ta” và “to”nhưng trên thực tế, người Nhật phát âm hai chữ này là “tha” và “tho”.

Hàng 5: Hàng “N”

Hàng này không có trường hợp đặc biệt nào, việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là ghép “n” với các nguyên âm để tạo ra các âm hàng “n” bao gồm: あ (na)- に (ni)- ぬ (nu)- ね (ne)- の (no).

Hàng 6: Hàng “H”

  • Hàng “h” trong Hiragana có một trường hợp đặc biệt. Khi ghép “h” với “u” ta được “fu” mà không phải “hu”. Chúng ta được hàng “h” với các chữ: は (ha) – ひ (hi) – ふ (fu) – へ (he) – ほ (ho).
  • ふ (Fu); mặc dù được phiên âm là “fu” nhưng khi nói, người ta thường phát âm chữ này lái giữa “fu” và “hư”.

Hàng 7: Hàng “M”

Hàng “m” không có trường hợp đặc biệt, như vậy chúng ta được các chữ: ま(ma) – み(mi) – む(mu) – め(me) – も(mo).

Hàng 8: Hàng “Y”

Điều đặc biệt trong hàng “y” là nó chỉ có 3 chữ cái や(ya) – ゆ(yu) – よ(yo). Trên thực tế, trong tiếng Nhật đã từng tồn tại “ye” và “yi”, nhưng hiện nay người Nhật sử dụng え (e) và い (i) vì có cách phát âm khá tương tự.

Hàng 9: Hàng “R”

  • Kết hợp “r” với 5 nguyên âm ta được các chữ hàng “r”, bao gồm: ら(ra) – り(ri) – る(ru) – れ(re) – ろ(ro).
  • ら(ra);り (ri);る (ru);れ (re);ろ (ro) các chữ này đều thuộc hàng “r” nhưng khi nói người Nhật thường phát âm các âm gần với âm “l” hơn.

Hàng 10: Hàng cuối

Những chữ cái hàng 10 là nhóm cuối cùng trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, bao gồm わ (wa), を (wo) ( khi phát âm từ này khá giống giống お (o) nhưng を chỉ được dùng làm trợ từ), và âm ん (n)) (là chữ cái duy nhất chỉ có 1 ký tự là phụ âm).

ん có ba cách đọc tùy vào tường trường hợp:

  • ん được đọc là m khi nó đứng trước các phụ âm p; b; m. Ví dụ: えんぴつ (empitsu- bút chì).
  • ん được đọc là ng khi đứng trước các phụ âm: k; w; g. Ví dụ: こんかい (kongkai- lần này).
  • Các trường hợp còn lại hầu như ん đều được phát âm là n.

Xem thêm: Cách đếm số trong tiếng Nhật

Bảng chữ cái Katakana

Katakana là chữ cứng, bảng chữ cái này là các phiên âm mượn nước ngoài.

Giống như Hiragana, Katakana cũng là bảng chữ cái quan trọng của người Nhật, và bảng chữ cái này cũng chứa các kí tự âm cơ bản, mỗi chữ cũng chỉ có một cách đọc duy nhất. Katakana nhìn cứng cáp và gãy gọn hơn với các với nét cong, nét gấp và thẳng, cũng vì thế nếu Hiragana được gọi là chữ “mềm” do các nét uốn cong thì với những nét viết cứng cáp, Katakana được gọi là chữ “cứng”.

Những chữ cái trong bảng Katakana được dùng để kí họa các âm nước ngoài, chẳng hạn như dùng để kí họa tên nước, tên địa danh. Người Nhật cũng thường dùng Katakana để viết tên các loài động thực vật, cũng như các từ ngữ về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, Katakana cũng được sử dụng phổ biến khi muốn nhấn mạnh thêm cho câu (chẳng hạn để làm nổi bật các câu trên biển quảng cáo, áp phích).

  • Lưu ý:

Katakana và Hiragana có cách viết và cách sử dụng khác nhau nhưng cách phát âm và cách sử dụng Dakuten ở hai bảng chữ cái này hoàn toàn giống nhau.

Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji

Kanji là chữ Hán cổ, đây là bảng chữ cái có tuổi đời lâu nhất trong tiếng Nhật Bản. Các chữ có trong bảng chữ cái này thường là dạng tượng hình, được vay mượn từ bảng chữ cái  Trung Quốc, những chữ trong bảng chữ cái này cũng được sử dụng nhiều.

Tuy nhiên đây là bảng chữ cái khó học nhất do mỗi chữ trong bảng chữ cái Kanji có thể có nhiều hơn một cách phiên âm, và tùy theo hoàn cảnh mà những chữ cái này được phát âm khác nhau. Vì vậy mếu muốn học, chúng ta phải kiên trì và rèn luyện thường xuyên.

Hiện nay, trong từ điển chữ Hán có khoảng 5 vạn chữ Kanji. Tuy nhiên với những người học tiếng Nhật chỉ cần biết khoảng 2000 chữ Kanji thông dụng là đã đủ để giao tiếp và làm việc một cách chuyên nghiệp rồi. Những chữ cái Kanji mà chúng ta cần học là những chữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, trong cả công việc, học tập và giai tiếp thông thường.

Cách học Kanji

Chữ Hán được cấu tạo từ hai phần chính: phần bộ (ý nghĩa của chữ) và phần âm (cách đọc, cách phát âm).

  • Bộ thủ chữ Hán
  • Mỗi từ trong bảng chữ cái Kanji đều được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều bộ thủ khác nhau. Trong tiếng Nhật có tới 214 bộ thủ nhưng nếu không phải là những người nghiên cứu về Kanji và bạn chỉ học nó với mục đích thông thường thì bạn chỉ cần nắm rõ được 50 bộ thủ thông dụng nhất. Một số bộ thủ trong tiếng Hán khi đứng một mình cũng có nghĩa, nhưng một số bộ khác cần được kết hợp với nhau để tạo thành một từ có ý nghĩa.
  • Mỗi bộ có một vị trí đứng nhất định, chẳng hạn bộ nhân (イ )  thường đứng bên phải (イ trong chữ 住 (trú)), bộ dao (刂) thường đứng bên phải ( 剖 (chữ “phẫu” trong giải phẫu có bộ dao bên phải),…
  • Phần âm

Cạnh phần bộ là phần âm của các chữ Kanji. Khi đọc phần âm người ta thường căn cứ vào phát âm chuẩn dựa trên âm đọc của người Hoa. Khi chuyển những âm này sang âm Việt, cách đọc không còn chính xác nữa. Dẫu vậy chúng ta vẫn có một số quy tắc nhận biết phần âm trong một vài trường hợp.

白 bạch ( trắng), 拍 phách (nhịp), 迫 bách ( thúc bách)…

  • Nếu bạn biết nhiều âm Hán Việt, bạn sẽ có lợi thế hơn khi học Kanji.

Cách nhớ mặt chữ Kanji

  • Mỗi chữ Kanji đều được cấu tạo từ nhiều bộ phận và nhiều chữ đơn giản, để hiểu và nhớ từng thành phần của nó sẽ giúp chúng ta liên tư ởng tới mặt chữ nhanh hơn.

Chẳng hạn: Chữ 男 (nam) gồm bộ điền cộng với lục, nó có ý nghĩa là người làm việc trên đồng ruộng.

  • Để nhớ được cách viết các chữ Hán, bạn nên tách ra thành nhiều bộ phận nhỏ, như đã nói, chữ Kanji được kết hợp từ nhiều bộ phận có ý nghĩa liên kết với nhau, từ những ý nghĩa đơn lẻ của bộ chúng ta sẽ được nghĩa của chữ Hán. Điều đặc biệt là mỗi bộ trong tiếng Hán đều có thể liên tưởng thành những hình ảnh cụ thể mang ý nghĩa của nó.

Cách viết

  • Cách viết chính xác các từ Kanji là trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau, ngang trước, sổ sau.

Chẳng hạn: Chữ 校 (hiệu) ,ta sẽ viết bộ mộc trước vì nó nằm ở bên trái ( gồm 1 nét ngang và 1 nét sổ thẳng, 2 nét phẩy 2 bên) rồi tới dấu ( gồm 1 chấm, 1 ngang) và chữ chữ giao ( gồm chữ bát và 2 nét phẩy đè lên nhau) theo thứ tự trên dưới…

Trên đây là 3 bảng chữ cái chính trong tiếng Nhật, để học các bảng chữ cái này có hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải chăm chỉ và viết càng nhiều càng tốt. Hãy chia sẻ với Life và những người bạn khác cách học bảng chữ cái tiếng Nhật của bạn để chúng ta cùng nhau tiến bộ nhé.

Những điều cần biết khi đi du học Nhật Bản tại Okinawa

Hiện nay, du học Nhật Bản tại Okinawa là một trong những chương trình thu hút đông đảo sinh viên quốc tế. Tỉnh thành này lưu giữ và mang nhiều nét đặc trưng của xứ Phù Tang. Cùng với một nền giáo dục, hệ thống đào tạo phát triển, chất lượng hàng đầu Nhật Bản. Với những bạn đang tìm hiểu và mong muốn đi du học tại Nhật Bản thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Table of Contents

Nằm ở cực nam của Nhật Bản với diện tích 2.281 km², tỉnh Okinawa là một chuỗi các hòn đảo có lịch sử riêng như một vương quốc độc lập. Okinawa gồm 11 thành phố và 30 làng, thị trấn, đây cũng là tỉnh duy nhất ở Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt đới. Mức chênh lệch nhiệt độ trong năm ở Okinawa là thấp nhất Nhật Bản, và khí hậu thường ấm áp quanh năm. Ngoài ra, Okinawa cũng chính là nơi sinh ra môn võ Karate của Nhật Bản. 

Thông tin tổng quan về du học Nhật Bản tại Okinawa

Kinh tế của Okinawa

Kinh tế của vùng Okinawa chủ yếu phát triển dựa vào ngành du lịch và nông nghiệp. Okinawa cũng là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất Nhật Bản.

Mặc dù kinh tế không phải là thế mạnh xong đây lại là một trong những khu vực sống thoải mái tại Nhật, không quá áp lực như tại các thành phố lớn. Ngoài ra, do gồm nhiều đảo nhỏ nên nghề biển tại Okinawa cũng khá phát triển, là nguồn thu nhập không thể thiếu của người dân nơi đây.

Mức sống của du học sinh tại Okinawa

Thu nhập bình quân đầu người tại đây được đánh giá ở mức khá với mức thu nhập tối thiểu khoảng 790 yên/giờ (~173,000 VND). Tùy vào từng thời điểm, tùy vào loại hình công việc, vị trí làm việc sẽ có mức đãi ngộ tốt hơn. Nếu các bạn lo lắng về chi phí du học Nhật Bản tại Okinawa, thì đây là khu vực có mức sống rất thoải mái, không bị quá áp lực như ở các thành phố lớn. 

Hệ thống giáo dục tại Okinawa

 Trường Nhật Ngữ uy tín tại Okinawa

1. Trường Nhật ngữ Life Jr

2. Trường Nhật ngữ ICLC

Danh sách các trường đại học tại Okinawa

1. Okinawa Christian University (沖縄キリスト教学院大学)

Địa chỉ: 777 Aza-Onaga, Nishihara-cho, Okinawa

Thành lập: 1990 

2. Okinawa Prefectural University of Arts (沖縄県立芸術大学)

Địa chỉ: 1-4 Tonokura-cho, Shuri, Naha-shi, Okinawa

Thành lập: 1986

3. Okinawa International University (沖縄国際大学)

Địa chỉ: 2-6-1 Ginowan, Ginowan-shi, Okinawa

Thành lập năm 1972

4. University of Okinawa (沖縄大学)

Địa chỉ: 555, Kokuba, Naha-shi, Okinawa

Thành lập: 1961

5. Meio University (名桜大学)

Địa chỉ: 1220-1 Biimata, Nago-shi, Okinawa

Thành lập: 1994

6. University of the Ryukyus (琉球大学)

Địa chỉ: 1 Aza-Senbaru, Nishihara-cho, Nakagami-gun, Okinawa

Thành lập: 1950

Điều kiện du học Nhật Bản tại Okinawa

  • Người đủ 18 tuổi trở lên, đã tốt nghiệp THPT hoặc Đại học và Cao đẳng tại Việt Nam. 
  • Đủ điều kiện về sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các tệ nạn xã hội.
  • Đạt trình độ tiếng Nhật tiêu chuẩn N5 trở lên. Đối với những bạn chưa đạt tiêu chuẩn về trình độ Nhật Ngữ, bạn sẽ phải học tiếng Nhật tại các trường Nhật Ngữ hoặc các khóa khóc tiếng Nhật ở  trường  Đại học tại Nhật Bản. 

Ưu điểm – Hạn chế khi đi du học tại Okinawa 

Ưu điểm

Nhật Bản là quốc gia thuộc vùng ôn đới nên khí hậu có sự khác biệt khá nhiều so với ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở tỉnh Okinawa, do nằm ở vị trí cực Nam của Nhật Bản nên thời tiết ôn hòa hơn. Mùa hè ở đây không quá nóng, mùa đông cũng không quá lạnh, không có tuyết rơi. Khí hậu ở nơi đây thậm chí còn dễ chịu hơn so với ở Việt Nam rất nhiều.

Chính phủ và các trường đại học quốc gia luôn sẵn sàng hộ trợ các phần học bổng hấp dẫn cho sinh viên quốc tế khi du học tại Okinawa

  • Học bổng danh dự từ tổ chức Jasso dành cho sinh viên có thành tích học tập tốt: 50,000 – 88,000yen/ người/ tháng.
  • Học bổng MEXT tại các trường đại học quốc gia Nhật Bản dành cho sinh viên quốc tế: 117,000 yên/ người/ tháng. 
  • Ngoài ra còn nhiều học bổng du học Nhật Bản có thể hỗ trợ các bạn sinh viên quốc tế.

Kinh tế của Okinawa chủ yếu dựa vào 2 ngành chính là du lịch, và nông nghiệp nên giá trị hàng hóa và các dịch vụ tại đây khá phải chăng so với các thành phố lớn. Do đó chi phí sinh hoạt thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản dành cho các dự định khác.

Nếu như một tháng sinh sống tại thủ đô Tokyo sầm uất bạn có thể phải chi trả cho các khoản phí sinh hoạt đến 8 – 10 Man thì ở Okinawa, số tiền đó chỉ dao động từ 5 – 6 Man mà thôi. Bạn có thể thoải mái hơn về chi tiêu cho các bữa tiệc, các buổi liên hoan với bạn bè vào cuối tuần hay các dịp lễ, tết mà không lo tốn kém.

Hạn chế 

Bên cạnh nhưng ưu điểm thì khi chọn du học tại Okinawa cũng sẽ tồn tại một số hạn chế sau:

Mỗi năm tỉnh Okinawa đón nhận từ 4 – 10 trận bão lớn nhỏ, tuy nhiên chưa từng xảy ra sóng thần. Người lao động có thể yên tâm về độ an toàn khi làm việc tại Okinawa vì công tác phòng chống thiên tai ở đây rất tốt. Theo điều tra dân số của Nhật Bản, Okinawa là tỉnh có tuổi thọ cao gấp 1,5 lần so với trung bình cả nước. 

Okinawa là tỉnh bốn mặt giáp biển nên để di chuyển đến các tỉnh thành khác ở Nhật Bản chỉ có thể bằng đường biển hoặc đường hàng không, chi phí sẽ tốn kém một chút.

Tuy nhiên, Nhật Bản vốn nổi tiếng với hệ thống mạng lưới tàu điện dày đặc, trải dài từ thành thị cho tới tận miền nông thôn. Ngoài ra, hệ thống tàu điện ở đây cực kì rõ ràng và luôn đúng giờ nên sẽ không quá mất nhiều thời gian và công sức di chuyển. 

Lời Kết

Du học Nhật Bản tại Okinawa sẽ là một điểm đến lý tưởng của sinh viên quốc tế. Okinawa không chỉ là một điểm đến của nền văn hóa lâu đời như một Nhật Bản thu nhỏ với hệ thống giáo dục tiên tiến, đồng thời nơi đây còn có môi trường khí hậu ấm áp cùng cảnh quan thiên nhiên được mệnh danh là thiên đường Hawaii của Châu Á sẽ là một điểm đến với những trải nghiệm thú vị. 

Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Nhật Bản trong thời gian tới, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

 

Nét văn hoá làm việc của người Nhật Bản

Cách làm việc của người Nhật rất khác so với người Việt do khác biệt văn hóa và phong tục. Chính vì điều này mà một số người Việt đã phải đối mặt với sự lúng túng và khó xử khi tham gia vào các công ty Nhật. Văn hóa làm việc của người Nhật có rất nhiều điều đáng để chúng ta học hỏi. Hãy cùng tìm hiểu đôi nét văn hoá làm việc của người Nhật dưới đây.

Table of Contents

 

Luôn đúng giờ

Văn hóa làm việc đúng giờ tại Nhật Bản thể hiện sự tôn trọng đối với thời gian và cam kết chất lượng công việc. Người Nhật rất quan tâm đến việc tuân thủ thời gian và đến trễ thường được coi là thiếu tôn trọng đối với người khác. Mọi hoạt động hàng ngày, từ giao tiếp công việc cho đến họp, đều được thực hiện đúng theo lịch trình đã định sẵn.

Điều này thể hiện sự tỉ mỉ và tôn trọng đối với việc phối hợp công việc của mọi người trong nhóm. Sự đến trễ có thể gây ra sự gián đoạn trong kế hoạch làm việc của mọi người và ảnh hưởng đến hiệu suất nhóm. Với ý thức về việc duy trì sự hiệu quả và hợp tác, người Nhật thường tập trung vào việc đến đúng giờ và sẵn sàng tham gia vào công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

 

Trang phục lịch sự

Văn hóa Nhật Bản thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến hình ảnh và cộng đồng. Người Nhật thường mặc trang phục truyền thống, đặc biệt trong môi trường công việc. Trang phục lịch sự trong văn phòng thường bao gồm áo sơ mi, áo vest, quần âu và giày da.

Nam giới thường mặc quần âu và vest và đeo cà vạt. Phụ nữ thường mặc váy hoặc đầm lịch sự và mặc vest hoặc áo khoác. Luôn đảm bảo trang phục gọn gàng, sạch sẽ và chỉnh chu. Tránh các màu quá sặc sỡ hoặc quá nổi bật, hãy sử dụng màu sắc trung tính và màu đen.

Ngoài việc chú ý đến trang phục, các chi tiết như tóc và móng tay cũng được chú ý. Sự trang trọng và lịch lãm trong bộ trang phục không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người khác mà còn thể hiện tinh thần chuyên nghiệp và cầu tiến. Nhưng hãy nhớ rằng văn hóa trang phục cũng có thể thay đổi tùy theo loại công việc cụ thể và môi trường làm việc.

 

Trao danh thiếp

Tại Nhật Bản, văn hóa trao danh thiếp là một phần quan trọng của giao tiếp kinh doanh và thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp. Trao đổi danh thiếp khi hai người gặp nhau lần đầu tiên hoặc trong các tình huống chính trị là một bước quan trọng. Thông qua cách họ trao đổi danh thiếp, người Nhật thường thể hiện sự tôn trọng và chú ý đến chi tiết.

Một cử chỉ tôn trọng là cúi đầu nhẹ khi trao đổi danh thiếp. Khi trao danh thiếp, họ cẩn thận đưa nó về phía người nhận bằng cả hai tay. Để thể hiện sự tôn trọng, người nhận phải tiếp nhận danh thiếp bằng cả hai tay. Sau đó, họ có thể quan tâm đến thông tin được chia sẻ trên danh thiếp.

Danh thiếp không chỉ là một phương tiện để giao tiếp với người khác về thông tin cá nhân, mà nó còn thể hiện danh tiếng và danh tiếng của một người trong lĩnh vực công việc. Việc thiết kế và chất lượng của danh thiếp cũng thể hiện tầm nhìn và tính chuyên nghiệp của người sở hữu.

Tóm lại, việc trao đổi danh thiếp trong văn hóa làm việc của người Nhật không chỉ là một cách gửi thông tin; nó còn là một cách thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

 

Cách ứng xử với cá nhân và tập thể

Văn hóa làm việc Nhật Bản thể hiện sự cân nhắc và tôn trọng cả cá nhân và tập thể. Tất cả những nỗ lực của họ là tạo ra một môi trường làm việc có sự hòa đồng, cởi mở và hiệu quả. Cách họ tương tác và ứng xử với nhau cho thấy điều này.

 

Người Nhật thường thể hiện sự tôn trọng đối với quyền cá nhân và ý kiến của mọi người. Họ quan tâm đến mong muốn của mọi người và lắng nghe họ. Khi cần thiết, người Nhật thường sẵn sàng giúp đỡ người khác. Để hỗ trợ sự phát triển cá nhân, họ thường không ngần ngại cung cấp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm. Việc truyền đạt thông tin trung thực thường được người Nhật tôn trọng. Họ thường không sử dụng ngôn ngữ mở đầu và kết thúc mềm mại, nhưng vẫn giữ thái độ lịch sự và tôn trọng.

Tinh thần làm việc nhóm và hợp tác là rất quan trọng đối với tập thể ở Nhật Bản. Họ thường tạo ra một môi trường thân thiện và cho phép mọi người chia sẻ ý kiến và nỗ lực. Người Nhật tin rằng sức mạnh của một tập thể mạnh hơn sức mạnh của một cá nhân. Họ thường tập trung vào việc đạt được mục tiêu chung bằng cách tận dụng sự đa dạng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của tất cả thành viên. Người Nhật coi trọng việc tạo ra mối quan hệ gắn kết trong tập thể. Họ thường tham gia vào các hoạt động xã hội bên ngoài công việc để tạo ra sự thân thiện và gắn kết.

 

Văn hoá doanh nghiệp

Tính cẩn thận và tập trung vào chất lượng, cam kết đối với khách hàng và tôn trọng đối tác kinh doanh là những đặc điểm của văn hóa làm việc Nhật Bản. Họ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và tạo ra một môi trường làm việc công bằng. Sự chăm chỉ, kiên nhẫn, tinh thần đồng đội là những yếu tố quan trọng, cũng như việc tạo ra môi trường làm việc tập thể và lãnh đạo tốt. Người Nhật tạo ra một văn hóa làm việc hướng tới sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp bằng cách duy trì giá trị và cam kết đối với chất lượng.

 

Văn hoá tặng quà

Văn hóa tặng quà của người Nhật thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và quan tâm đến mối quan hệ kinh doanh và cá nhân. Quà tặng được coi là một cách thể hiện lòng tốt và mong muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường làm việc. Người Nhật thường tặng quà một cách kỹ lưỡng và tùy thuộc vào tình cảm, mối quan hệ và vị trí xã hội của họ. Thông thường, các quà được đóng gói và trình bày một cách tinh tế và đẹp mắt. Quà thường được tặng vào ngày lễ, kỷ niệm hoặc sự kiện quan trọng.

Quan trọng nhất, người Nhật thường tôn trọng người nhận quà và tặng quà. Mục đích không chỉ là tặng quà, mà còn là tạo cơ hội để xây dựng các mối quan hệ mới và củng cố các mối quan hệ cũ.

Tóm lại, văn hóa tặng quà của người Nhật thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và quan tâm đến mối quan hệ kinh doanh và cá nhân. Tặng quà không chỉ là trao đổi vật phẩm mà còn là cách thể hiện tình cảm và xây dựng mối quan hệ đặc biệt.

 

Nói thẳng và nói vòng vo

Nói thẳng và nói vòng vo đều được cân nhắc kỹ lưỡng trong văn hóa làm việc của người Nhật. Họ thường tập trung vào việc truyền đạt thông tin một cách lịch sự. Người Nhật thường tránh sử dụng ngôn từ quá mạnh mẽ hoặc phê phán khi nói thẳng với ai đó. Thay vào đó, họ thường đưa ra quan điểm một cách nhẹ nhàng mà không gây tranh cãi bằng cách sử dụng cách diễn đạt như “có thể là” hoặc “có thể không”.

Khi nói vòng vo, họ thường sử dụng từ ngữ mềm mại như “có một ít khả năng” hoặc “có thể” để tránh trực tiếp phản đối hoặc chối bỏ. Điều này thường giúp duy trì tinh thần hòa hợp và ngăn chặn những vấn đề xấu xảy ra trong mối quan hệ. Tóm lại, văn hóa làm việc của người Nhật kết hợp nói thẳng và nói vòng vo để tạo ra một môi trường giao tiếp lịch sự, tôn trọng và hòa hợp. Điều này cho thấy sự cân nhắc và tinh thần hợp tác mà họ có trong môi trường làm việc.

 

Coi công ty là một cộng đồng đoàn thể chung

Người Nhật thường coi công ty như một cộng đồng đoàn thể nơi mọi người làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung và phát triển. Trong văn hóa làm việc, phương pháp này nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác và trung thành. Công ty giống như một gia đình lớn, nơi tất cả mọi người đều được hỗ trợ và chăm sóc. Sự tương tác chặt chẽ giữa các thành viên được thể hiện bằng tinh thần hỗ trợ và chia sẻ kiến thức trong công việc. Để tăng cường sự gắn kết trong cộng đồng công ty, thường xuyên có các hoạt động xã hội và sự kiện ngoài giờ làm việc.

Thành công và mục tiêu của công ty thường được coi là mục tiêu của cộng đồng. Người lao động thường thể hiện sự tận tâm và cam kết với công ty bằng cách làm việc chăm chỉ, không ngừng cải thiện kỹ năng của họ và chia sẻ ý kiến cho sự phát triển.

Nhìn chung, người Nhật thường coi công ty như một nhóm người hợp tác, nơi lòng trung thành, tinh thần đồng đội và hợp tác là những giá trị quan trọng. Điều này cho thấy sự cân nhắc và tình cảm trong việc tạo ra một môi trường làm việc nơi mọi người thấu hiểu và phát triển cùng nhau.

 

Xem công việc là trọn đời

Người Nhật coi công việc là một phần quan trọng của cuộc sống và có liên quan đến tương lai. Họ coi công việc là một nhiệm vụ cho cả gia đình và xã hội của họ, vì vậy họ thường tiếp cận công việc với tinh thần tận tâm và cam kết. Văn hóa làm việc coi công việc là một phần của cuộc sống thể hiện sự kiên nhẫn, tận tụy và lòng cam kết vào việc phát triển sự nghiệp và đạt được thành công bền vững. Trong công việc, họ thường tìm kiếm sự ổn định và phát triển trong dài hạn và thường ưu tiên xây dựng mối quan hệ dài hạn với công ty và đồng nghiệp.

Người Nhật thường có mục tiêu là làm việc chăm chỉ và nỗ lực để tạo ra đóng góp lớn trong công việc và xây dựng sự nghiệp của họ. Họ tin rằng việc duy trì sự nghiệp trọn đời phụ thuộc vào việc học hỏi, phát triển kỹ năng và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp. Người Nhật xem công việc là một phần quan trọng của cuộc sống của họ, thể hiện sự cam kết, tận tụy và mong muốn phát triển sự nghiệp bền vững trong tương lai.

 

Trên đây là một số thông tin về văn hoá làm việc của người Nhật. Văn hóa làm việc ở mỗi quốc gia khác nhau và có ưu và nhược điểm. Chúng tôi hiểu văn hóa làm việc của người Nhật không phải vì chúng tôi đánh giá cao họ; điều đó là để chúng tôi có thể ứng xử và thích nghi tốt hơn trong các doanh nghiệp Nhật Bản. “Nhập gia tuỳ tục” cho phép bạn phát huy tối đa khả năng của mình và xử lý công việc suôn sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9 Nét đặc trưng trong văn hóa làm việc của người Nhật

Văn hóa làm việc của người Nhật có rất nhiều điều đáng để học hỏi, nhất là tác phong làm việc chỉn chu, nghiêm túc và không ngừng cống hiến vì lợi ích chung của tập thể. Đó là lý do tại sao các phương pháp làm việc có nguồn gốc từ Nhật Bản như 5S, KAIZEN, IKIGAI,.. lại được truyền bá rộng rãi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm đặc biệt, đáng học hỏi trong văn hóa làm việc của người Nhật

Table of Contents

Văn hóa đúng giờ 

Ở Nhật Bản, mọi người đều vô cùng coi trọng và đề cao giá trị của chữ ‘kao’, tức là thể diện, trong đó bao gồm sự tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị trong xã hội.
Đặc biệt trong đó phải kể đến thể diện của từng cá nhân trước tập thể hay cộng đồng, vì vậy trong mỗi cuộc hẹn hay buổi làm việc, người Nhật luôn có văn hóa đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn.

Việc đúng giờ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp khi cam kết chất lượng công việc của mỗi người trong một tập thể. 

Trang phục lịch sự

Ăn mặc lịch sự không chỉ giúp bản thân thêm gọn gàng, chỉn chu trong công việc mà còn đánh ra sự chuyên nghiệp của cả doanh nghiệp. Những đối tác, khách hàng sẽ nhìn vào phong thái và trang phục của nhân viên để đánh giá bộ mặt của công ty đó.

Trang phục lịch sự trong văn phòng thường bao gồm áo sơ mi, áo vest, quần âu và giày da. Nam giới thường mặc quần âu và vest và đeo cà vạt. Phụ nữ thường mặc váy hoặc đầm lịch sự và mặc vest hoặc áo khoác. Luôn đảm bảo trang phục gọn gàng, sạch sẽ và chỉnh chu. 

Ngoài việc chú ý đến trang phục, các chi tiết như tóc và móng tay cũng được chú ý. Các trang phục có màu quá sặc sỡ hoặc quá nổi bật thường hạn chế, thay vào đó hãy sử dụng màu sắc trung tính và màu đen. Tuy vậy, nhưng văn hóa trang phục này cũng có thể thay đổi tùy theo loại công việc cụ thể và môi trường làm việc.

Luôn làm việc dựa trên kỷ luật và nguyên tắc

Trong phong cách làm việc của người Nhật Bản, tính kỷ luật và nguyên tắc luôn đặt lên trên hàng đầu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.

Những thành công của người Nhật qua sự phát triển kinh tế thần kì và bền vững ở những năm qua chính là nằm ở những nguyên tắc, quy định nhằm tạo ra sự tập trung và thống nhất cao trong công việc.

Văn hóa làm ra làm, chơi ra chơi

Đây là một nguyên tắc có lẽ mà nhiều người cần phải áp dụng cho bản thân vào công việc bởi lẽ công việc sẽ hiệu quả rất nhiều nếu dành hết thời gian, công sức vào nó thì mới đạt được kết quả cao nhất.

Còn việc thư giãn nghỉ ngơi cũng rất cần thiết, đây là một cách để ta lấy lại năng lượng và hồi phục cơ thể để có thể bắt đầu làm việc tiếp. Tuy nhiên, đây lại là hai việc hoàn toàn khác nhau, nếu một lúc đồng thời thực hiện cả hai sẽ gây ra phản tác dụng và khiến công việc trở nên sa sút hơn.

Tôn trọng quyết định của mỗi cá nhân

Thành công của người Nhật chính là sự hợp tác, làm việc của cả đội nhóm và họ cũng quan niệm rằng sẽ không có thành công nếu không có sự thống nhất, đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm đối với công việc chung.

Người Nhật rất đề cao việc cả nhóm có thể làm việc cùng nhau để tạo nên thành công, quá trình đó dù có thể xảy ra nhiều tranh cãi hoặc chậm hơn nhưng giá trị của sự đoàn kết và hợp tác là rất quan trọng.

Điều này thể hiện ở cách ăn nói, cư xử và hành động của mỗi người Nhật Bản trong cuộc họp, trao đổi giữa những đối tác.

Luôn luôn nỗ lực

Người Nhật luôn coi trọng sự cố gắng, nỗ lực trong thời gian dài hơn những sự bứt phá, xuất sắc trong một thời điểm cụ thể nào đó. Nỗ lực và học hỏi không ngừng chính là cách để bản thân mỗi người vươn lên phát triển một cách thật sự bền vững.

Bên cạnh đó người Nhật khi đánh giá ai đó thường dựa vào quá trình làm việc, cống hiến trong thời gian dài chứ không bị vẻ bề ngoài chi phối.

Gắn bó lâu dài với công việc

Cống hiến hết mình là văn hóa làm việc của người Nhật rất đáng học hỏi. Không hiếm người lao động Nhật Bản chỉ làm việc cho một công ty duy nhất từ khi mới ra trường cho đến khi nghỉ hưu.

Khi đã quyết định làm công việc gì, người Nhật sẽ theo đuổi công việc đó đến cùng. Hoặc làm nó tới khi về hưu bởi một người khi làm công việc nào đó trong khoảng thời gian dài và liên tục, thường xuyên sẽ trở nên thành thục và đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Nói giảm, nói tránh

Người Nhật luôn có xu hướng hạn chế sự đối đầu hay hiềm khích lẫn nhau cả trong lời nói hay hành động. Chính vì thế thay vì nói “Không được” họ sẽ dùng những từ ngữ khác để biểu đạt ý cần nói của mình sao cho người nghe có thể dễ dàng chấp nhận và không quá đau buồn. Trong từng lời nói họ rất chú ý để không làm người khác phật ý hay bực bội, khó chịu.

Văn hóa xin lỗi và cách tư duy của người Nhật

Ở Nhật Bản, lời xin lỗi được mọi người sử dụng rất thường xuyên ở trong mọi hoàn cảnh. Câu nói “xin lỗi” đã dần trở thành câu cửa miệng và hình thành lên văn hóa xin lỗi của người Nhật.

Đôi khi mọi người đều rất ngại lời xin lỗi đối với nhau nhưng ở Nhật họ sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm mà mình gây ra dù vô tình.

Đây cũng thể hiện sự sẵn sàng nhận lỗi và sửa sai, nhờ vậy mà thay vì trốn tránh trách nhiệm của mình, họ sẽ có thêm nhiều cơ hội học hỏi và cố gắng ở những lần sau đó.

Trên đây là 9 nét đặc trưng trong văn hóa làm việc của người Nhật Bản, hy vọng qua đây các bạn có thể học hỏi được cho mình những kinh nghiệm để phát triển bản thân cũng như nâng cao hiệu quả làm việc cho công việc của mình.

Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản cập nhập 2023

Table of Contents

Nhật Bản là một trong những quốc gia được mệnh danh là thiên đường du lịch Châu Á, nơi hấp dẫn các du khách yêu thích du lịch văn hóa. Với mùa hoa đào nở rộ cùng tháp Tokyo hoành tráng và núi Phú Sĩ đẹp đến nao lòng, những quần thể kiến trúc Phật giáo hàng nghìn năm lịch sử. Nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch ở đất nước mặt trời mọc, đừng bỏ qua những kinh nghiệm du lịch Nhật Bản trong bài viết sau đây.

Thông tin nhập cảnh Nhật Bản mới nhất từ ngày 29/04/2023 

Dựa trên công bố công nhận Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19) là một dạng bệnh cúm mùa, từ 0 giờ ngày 29/4/2023 các biện pháp biên giới sẽ thay đổi như dưới đây:

(1) Đối với tất cả người nhập cảnh vào Nhật Bản sẽ không yêu cầu Giấy chứng nhận âm tính của xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và Giấy xác nhận tiêm chủng vacxin (trên 3 mũi).

(2) Các biện pháp tạm thời như kiểm tra mẫu ngẫu nhiên đang được thực hiện đối với những người nhập cảnh trên các chuyến bay chở khách trực tiếp từ Trung Quốc (trừ Hồng Kông và Macao) sẽ thay đổi thành xét nghiệm tại thời điểm nhập cảnh đối với những người nhập cảnh từ các quốc gia/khu vực khác và cho những người có triệu chứng.

Tuy nhiên, về việc xét nghiệm tại thời điểm nhập cảnh đối với những người có triệu chứng và điều trị tại các cơ sở y tế với những người dương tính với COVID-19 sẽ vẫn được tiếp tục cho đến 0 giờ ngày 8/5/2023, và sẽ bắt đầu giám sát thông tin bộ gen bệnh truyền nhiễm từ 0 giờ ngày 8/5/2023.

Về các thông tin nguy cơ bệnh truyền nhiễm mời tham khảo tại trang web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản tại đây.

Di chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản

Hiện tại có 3 tuyến bay đang được đưa vào khai thác là Hà Nội – Tokyo, Đà Nẵng – Nagoya và thành phố Hồ Chí Minh – Osaka, với sự tham gia của 19 hãng hàng không.

Trước đây, các chuyến bay transit từ Việt Nam sang Nhật Bản mất từ 7 đến 16 tiếng. Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác đường bay thẳng với thời gian bay chỉ còn 5 tiếng.

Thời điểm tốt nhất để đi du lịch Nhật Bản

Mùa xuân những cây hoa anh đào nở rộ trên khắp cả nước. Lúc này, người Nhật thường sẽ tụ tập bạn bè, gia đình để đi ngắm hoa và ăn uống. Mỗi vùng miền, hoa anh đào lại nở khác nhau nhưng khoảng thời gian phù hợp nhất để có thể ngắm hoa anh đào trong là vào cuối tháng 3 cho đến giữa tháng 4.

Mùa hè ở Nhật Bản khí hậu nóng hơn ở Việt Nam rất nhiều nên địa điểm thích hợp nhất có lẽ là những bãi biển hoặc những khu vui chơi giải trí. Khoảng tháng 6 đến tháng 9, Nhật Bản sẽ bước vào hè và lúc này có rất nhiều lễ hội thú vị cùng màn bắn pháo hoa đặc sắc trên khắp nước Nhật. 

Mùa thu có lẽ là thời điểm đẹp nhất để bạn tổ chức đi du lịch. Mùa thu ở Nhật Bản còn nổi tiếng là mùa lá đỏ, là dịp mà mọi người thích rủ nhau đi thưởng ngoạn và chụp nhiều bức ảnh kỉ niệm. Mùa thu lá đỏ thường sẽ bắt đầu từ tháng 10 cho đến đầu tháng 11 và đây là thời điểm lý tưởng nhất mà du khách nên lựa chọn để đến khám phá đất nước Nhật Bản xinh đẹp.

Mùa đông ở Nhật Bản rất thích hợp để du khách có thể ngắm cảnh tuyết rơi và tham gia trượt tuyết. Thời điểm tuyết rơi nhiều nhất là từ tháng 1 cho đến đầu tháng 2 hàng năm. Tuyết mùa đông sẽ phủ trắng xóa mọi thứ, khắp nơi được bao trùm bởi một màu trắng tinh khôi thật sự rất đẹp. Đây chắc chắn sẽ là thời điểm thích hợp để du lịch khám phá Nhật Bản dành cho những ai thích mùa đông và thích trải nghiệm ngắm tuyết rơi.

Các vật dụng cần chuẩn bị khi đi du lịch Nhật Bản

Visa

Khi làm thủ tục nhập cảnh Nhật Bản ở sân bay, du khách cần lưu lại ảnh chụp chân dung và dấu vân tay. Trong quá trình khám phá Nhật, bạn cần mang theo hộ chiếu bên mình ở mọi lúc mọi nơi. Quá trình chuẩn bị visa và các thủ tục xuất nhập cảnh cần được thực hiện trước một tuần kể từ khi chuyến đi bắt đầu. 

Sim điện thoại

Cách tốt nhất để có sim sử dụng khi đến Nhật là liên hệ với một đại lý cung cấp sim uy tín tại Việt Nam, chi phí thường ở mức 480.000 VNĐ/sim (tùy thời điểm). Ở Nhật Bản, việc mua sim điện thoại rất khó khăn, bạn phải thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sim trực tiếp ở sân bay, tuy nhiên giá có thể rất đắt, đôi khi gấp đôi so với các mức giá ở đại lý.

Thiết bị phát Wifi 4G ở Nhật Bản

Tại Nhật trong những năm gần đây, số lượng các địa điểm cung cấp dịch vụ free WiFi đang ngày càng tăng lên, ví dụ như khách sạn, quán cafe, trung tâm mua sắm.

Để có thể kết nối Wifi hoặc dịch vụ Internet 4G tại Nhật Bản một cách dễ dàng, bạn có thể trang bị cho mình thiết bị phát Wifi 4G ở Nhật Bản để có thể kết nối Internet thuận lợi.

Các vật dụng cá nhân

Với vị trí gần biển, nên khí hậu ở Nhật Bản có thể sẽ thay đổi thất thường, bạn nên mang theo cả đồ mùa hè và một ít áo ấm, dù khi cần thiết để ứng phó trong mọi điều kiện khí hậu nhé. Một số khách sạn ở Nhật chưa cung cấp kem đánh răng, dép lê và dao cạo cho khách hàng, nên bạn cũng cần chuẩn bị trước cho bản thân.

Ngoài quần áo theo mùa, bạn đừng quên mang theo một đôi giày thể thao thoải mái hoặc những đôi dép lười bền bỉ nhé, nó sẽ giúp bạn du hành khắp nơi. Bạn lưu ý nên lựa những đôi giày/dép dễ cởi, vì người Nhật có thói quen không đi dép vào đền thờ, nhà hoặc những nơi có trải thảm.

Thuốc đề phòng

Dù không mong muốn, chúng ta có thể gặp rắc rối về mặt sức khỏe trong khi đi du lịch, khiến chuyến đi không trọn vẹn. Do đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị một số loại thuốc dưới đây để giúp ứng phó vấn đề thường gặp nhất.

  • Thuốc chống say xe
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc tiêu hóa
  • Thuốc dị ứng 
  • Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi
  • Thuốc điều trị các bệnh cá nhân (nếu có) 

Thẻ ngân hàng, tiền mặt 

Các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tạp hóa, trung tâm thương mại đều đã chấp nhận việc bạn sử dụng thẻ để thanh toán. Tuy nhiên, nếu bạn du lịch Nhật Bản đến những thành phố nhỏ của Nhật, thì khuyến khích nên dùng tiền mặt hơn là thẻ tín dụng.

Đặc biệt là với những giao dịch mua bán nhỏ lẻ. Các khoản tiền mặt lớn vẫn sẽ có thể dễ dàng được sử dụng và chấp nhận nhé. Sẽ chẳng có gì lạ, khi bạn dùng 1 tờ mệnh giá lớn nhất (10.000 ¥) để trả cho một cây kem chỉ khoảng 2¥. Tiền mệnh giá nhỏ thì lại để phục vụ cho những khoản chi tiêu khác, taxi, cửa hàng tiện ích, các điểm thăm quan,..

Tiền xu cũng là thứ gắn liền với chi tiêu hàng ngày của người Nhật. Nếu bạn muốn mua đồ gì đó ở máy tự động, hãy chuẩn bị những đồng mệnh giá như 10,50,100, 500 và tối đa là 1.000 ¥.

Cách di chuyển ở Nhật Bản

Nhật Bản có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển nên người dân ở đây cũng chủ yếu sử dụng các loại phương tiện này trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có cơ hội đặt chân đến đây, hãy thử trải nghiệm các loại hình phương tiện công cộng ở Nhật và khám phá những điều thú vị.

Di chuyển bằng tàu điện hoặc xe bus là phương án tối ưu nhất. Du khách có thể mua thẻ Japan Rail Pass trong 7 ngày, giá vé rẻ hơn so với mua trực tiếp. Ngoài ra, tại một số thành phố ngoài Tokyo, bạn có thể phải mua thêm thẻ tàu hoặc xe bus để tiện di chuyển ở các điểm tham quan gần.

Để tìm đường đi, hãy sử dụng Google maps. Phần mềm này sẽ hướng dẫn cho bạn cách di chuyển bằng một số phương tiện công cộng. Tại ga tàu điện ngầm, có sẵn các khu vực để khách tra cứu thông tin về tuyến đường, giờ tàu chạy, các chuyến sắp chạy, điểm dừng, v.v. Khi vào ga tàu điện ngầm, hãy nhìn những biển chỉ dẫn treo trên trần để biết được thông tin cần thiết, tránh lên nhầm chuyến.

Du lịch Nhật Bản tự túc có lẽ giúp bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời về một đất nước Châu Á phát triển vượt bậc. Mong rằng các nội dung mà Life vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm du lịch trọn vẹn. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!